Nhiều bậc phụ huynh chọn cách dạy con nghe lời bằng cách la mắng, thậm chí dùng roi vọt khi trẻ bướng bỉnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ khiến trẻ sợ hãi và càng khó dạy hơn. Vậy, làm thế nào để dạy con nghe lời một cách hiệu quả? Hãy cùng Trung tâm 3S tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời
Trước khi tìm cách dạy trẻ khi không nghe lời, ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh, không vâng lời người lớn. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến.
Khủng hoảng tâm lý lứa tuổi ở trẻ
Theo nhà tâm lý học Jean Piaget, trẻ từ 7 - 12 tuổi thường dễ bị khủng hoảng tâm lý và có khuynh hướng bộc lộ tính cách. Trong giai đoạn này, trẻ thường cố giải thích đúng - sai và có thể phản đối phụ huynh vì chưa biết cách làm rõ ý nghĩa. Phụ huynh thường ít giải thích lý do các yêu cầu khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi. Ba mẹ cần đảm bảo sự cân bằng trong sinh hoạt, giải thích mọi thứ trước khi yêu cầu trẻ làm điều gì.
Cách giáo dục từ phía gia đình
Giáo dục gia đình có thể là nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời:
-
Ông bà, cha mẹ quá nuông chiều khiến trẻ quen ăn vạ.
-
Mỗi người trong gia đình dạy trẻ theo cách riêng thiếu sự thống nhất.
-
Tạo áp lực cho trẻ, yêu cầu mọi thứ mà không quan tâm đến cảm xúc của trẻ.
-
Ba mẹ không làm gương tốt cho con.
Trẻ không hiểu ý ba mẹ
Ba mẹ sử dụng ngôn từ của người lớn và giải thích quá nhiều khiến trẻ khó hiểu vì chưa đủ nhận thức và trải nghiệm. Trẻ tiếp nhận quá nhiều thông tin sẽ dẫn đến hành động phớt lờ. Ba mẹ nên giải thích ngắn gọn, sử dụng ngôn từ đơn giản để trẻ dễ hiểu và thực hiện theo.
Trẻ không muốn thực hiện yêu cầu của ba mẹ
Từ giai đoạn mầm non, trẻ hình thành những nhu cầu và mong muốn riêng. Đôi khi trẻ không nghe lời vì có mong muốn khác chứ không phải bướng bỉnh. Ví dụ, ba mẹ bắt trẻ về nhà khi con đang chơi với bạn, trẻ sẽ phớt lờ vì muốn chơi tiếp. Trong trường hợp này, ba mẹ nên nhẹ nhàng thừa nhận cảm xúc của trẻ và kiên trì giải thích lý do làm theo lời người lớn sẽ tốt hơn.
Những cách dạy con nghe lời hiệu quả
Dưới đây là một số phương pháp dạy con nghe lời mà ba mẹ có thể tham khảo.
Đưa ra các mệnh lệnh ngắn, dễ hiểu
Thay vì sử dụng những bài giảng dài dòng, các mệnh lệnh ngắn thường hiệu quả hơn với trẻ nhỏ. Đây là cách dạy con nghe lời mà nhiều mẹ đã áp dụng thành công.
Ví dụ:
-
Thay vì cằn nhằn 5-10 phút về việc con không nghe lời đánh răng, ba mẹ hãy nói: “Ngay bây giờ mẹ yêu cầu con đi đánh răng!”
-
Nếu con thường quên tắt điện khi ra ngoài, ba mẹ nói: “Ba/mẹ yêu cầu con tắt điện rồi ra khỏi phòng” (giải thích sau vì sao phải tiết kiệm điện).
Khi nhắc nhở hoặc yêu cầu con, hãy nói ngắn gọn và dễ hiểu. Lời nói nên đi kèm với ánh mắt nghiêm nghị. Đứng đối diện hoặc cúi người ngang hàng với bé để con hiểu và thực hiện theo.
Sử dụng quy tắc kỷ luật
Làm thế nào để dạy con nghe lời? Để bé biết vâng lời ông bà và bố mẹ, bạn không nên nuông chiều con. Sự bao bọc, chiều chuộng chỉ khiến con trở nên mè nheo và bướng bỉnh khi không đạt được mục đích.
Thay vào đó, hãy dạy con theo các quy tắc kỷ luật. Dần dần, bé sẽ hiểu rằng có những quy tắc trong gia đình mà con phải tuân thủ (ví dụ: không vừa ăn vừa xem tivi, không tranh giành đồ chơi, bày bừa đồ chơi phải dọn dẹp).
Áp dụng kỷ luật giúp bé hiểu những việc được phép và không được phép làm. Từ đó, bé sẽ sống có nguyên tắc mà không cần người lớn quát nạt, la mắng hay trách phạt.
Nói với con về những gì ba mẹ muốn con làm, hạn chế nói những gì không nên làm
“Con không được làm cái này! Con không được làm cái kia!” Bạn có thường nói với con như vậy không? Nếu có thì hãy dừng lại! Đây không phải là cách dạy con nghe lời hiệu quả.
Phần lớn cha mẹ có xu hướng sử dụng nhiều từ “không”. Mặc dù bé có thể hiểu rằng đó là những việc không được phép hoặc không nên làm nhưng chỉ thế là chưa đủ.
Thay vào đó, hãy thử nói với con những gì bé có thể làm và được phép làm. Nếu không muốn con thức khuya xem phim hoạt hình, bạn có thể gợi ý những hoạt động con có thể làm trước khi đi ngủ.
Ví dụ: “Con chỉ được xem phim tới 9 giờ thôi nhé. Sau đó, mẹ con mình sẽ đọc truyện và đi ngủ.”
Để con tắt tivi đúng giờ một cách vui vẻ, hãy chọn những câu chuyện mà bé thích để đọc cho con nghe. Bằng cách này, con sẽ tuân thủ thời gian xem tivi của mình.
Hạn chế la hét, quát mắng con
Là cha mẹ, chúng ta thường la mắng hoặc cằn nhằn con khi chúng cư xử không đúng mực hoặc không tuân theo mong đợi của người lớn. Tuy nhiên, đây không phải là cách hiệu quả để nuôi dạy một đứa trẻ lễ phép.
Việc la hét và quát mắng con không mang lại kết quả ý nghĩa. Thay vào đó, ba mẹ nên sử dụng giọng nhẹ nhàng nhưng đủ nghiêm nghị để nhận được sự tôn trọng từ con cái. Để làm được điều này, bạn cần phải đủ bình tĩnh. Khi con làm ba mẹ tức giận, hãy hít một hơi thật sâu để kiềm chế cơn giận.
Những cách dạy con nghe lời hiệu quả
Cách dạy trẻ nghe lời hiệu quả không phải là dùng đòn roi hay quát nạt.
Đôi khi trẻ không nghe lời không phải vì trẻ hư mà vì trẻ chưa hiểu được vấn đề. Do đó, bạn cần kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của con và nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu.
Khi trẻ hiểu được tại sao phải đánh răng trước khi đi ngủ, tại sao phải dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi, hoặc tại sao phải mặc áo khoác khi ra ngoài trời lạnh, trẻ sẽ không còn chống đối nữa. Những lần sau, trẻ sẽ vui vẻ nghe lời và thực hiện theo yêu cầu của ba mẹ.
Cho bé lựa chọn
Một trong những cách dạy trẻ không nghe lời mà nhiều người áp dụng là cho trẻ lựa chọn. Phương pháp này có vẻ không khoa học nhưng rất phù hợp với những đứa trẻ bướng bỉnh, cứng đầu. Thay vì ra lệnh, ba mẹ có thể cho trẻ lựa chọn trong những tình huống phù hợp. Ví dụ:
Nếu bạn thường nói: “Hãy mặc áo vào đi con, ngoài trời đang rất lạnh,” nhưng con không nghe thì hãy đổi thành: “Ngoài trời đang rất lạnh, con muốn mặc áo khoác màu xanh hay màu đỏ?”
Lời kết
Nuôi dạy con là một hành trình dài và đầy thử thách đối với bố mẹ. Trong xã hội hiện đại, cách dạy con nghe lời đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi bố mẹ phải khéo léo, tinh tế và tỉ mỉ quan sát để đưa ra cách dạy con phù hợp và hiệu quả nhất.